Sắp đặt bàn thờ ngày tết Phật tử nên biết

 

 Vào dịp cuối năm, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, trang trí nhà cửa để chuẩn bị đón một năm mới nhiều bình an. Việc lau dọn bàn thờ (còn gọi là bao sái) là quan trọng nhất, cần được làm thật kỹ càng, sạch sẽ không thể tùy tiện và vội vàng làm cho xong chuyện.

Trong mỗi gia đình thường có bàn thờ gia tiên đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà. Chính giữa ban thờ là bát hương, trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng; ở hai góc ngoài của bàn thờ bao giờ cũng có hai cây đèn (hoặc nến). Mỗi khi cúng, lễ gia chủ sẽ thắp đèn (nến). Cách sắp đặt bàn thờ ngày tết là bày tỏ tình cảm của con cháu với ông bà tổ tiên. Đồng thời là những lời cảm ơn, sự thành kính và cầu chúc cho năm mới may mắn, bình an.

Vào dịp cuối năm, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, trang trí nhà cửa để chuẩn bị đón một năm mới nhiều bình an.

Vào dịp cuối năm, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, trang trí nhà cửa để chuẩn bị đón một năm mới nhiều bình an.

Nguyên tắc sắp đặt ban thờ ngày Tết

Sắp đặt ban thờ gia tiên, ngoài những thứ như cố định như hoành phi, câu đối, di ảnh, thì có những thứ không thể thiếu như bát hương, ngai chén, mâm bồng, lọ hoa,…

Cách bài trí trên ban thờ phải làm sao cho đẹp đẽ và tiện sử dụng. Nếu có đỉnh đồng thì đặt ở trung tâm, phía sau bát hương để khi thắp hương không bị vướng. Bát hương nên kê cao tối thiểu phải từ ngực trở lên, tránh việc để bát hương thấp dưới bụng thì có vẻ bất kính. Lọ hoa, hạc đồng, chân nến…để ở hai bên. Phía trước bát hương (hoặc hai bên) có thể để mâm hoa quả, có ấm nước và 3 hoặc 5 chiếc chén nhỏ.

Mâm quả thường bài trí bằng 3,5,7…loại quả khác nhau, đủ các màu sắc, sao cho đẹp và trang nghiêm. Có thể cắm thêm cành đào, cành mai và đèn nháy để bàn thờ thêm lung linh, huyền diệu.

Mâm quả thường bài trí bằng 3,5,7…loại quả khác nhau.

Mâm quả thường bài trí bằng 3,5,7…loại quả khác nhau.

Mỗi miền sẽ các loại quả theo đặc trưng và được dùng để bày biện trong mâm cỗ dâng lên tổ tiên ông bà trong những ngày Tết. Bày bàn thờ ngày Tết đối với các gia đình ở miền Bắc sẽ không thể thiếu được nải chuối xanh, trái phật thủ hoặc trái bưởi, quýt, lê, táo,… Mỗi loại quả lại tượng trưng cho một ý nghĩa riêng: nải chuối tượng trưng cho con cháu sum vầy, phật thủ tượng trưng cho bàn tay che chở của Phật, quả Sung hay hồng xiêm lại tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy, trái dưa lại thể hiện cho sự thăng tiến, thành đạt,…

Ngày Tết nên chú trọng việc sắp xếp các đồ thờ, tránh bày đồ mã, đồ dễ cháy để phòng hỏa hoạn. Khi khấn lễ thì phải thành tâm và trang nghiêm. Đồng thời xin phát nguyện làm những điều thiện lành để hồi hướng công đức cho gia tiên, cho các bậc tiền nhân.

Mỗi miền sẽ các loại quả theo đặc trưng và được dùng để bày biện trong mâm cỗ dâng lên tổ tiên ông bà trong những ngày Tết.

Mỗi miền sẽ các loại quả theo đặc trưng và được dùng để bày biện trong mâm cỗ dâng lên tổ tiên ông bà trong những ngày Tết.

Một số lưu ý khi sắp đặt ban thờ ngày Tết

Gia chủ không được đặt bàn thờ gần nơi không trang trọng như nhà tắm, cầu thang, phòng bếp,… Không đặt bàn thờ ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Không dùng chung bát hương thờ Phật và thờ gia tiên

Gia đình có thờ Phật thì bàn thờ Phật có thể đặt ở trung tâm nhà. Bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong 1 gian phòng.

Bàn thờ phải luôn sạch sẽ, phẩm vật, đồ lễ cần được bao sái thường xuyên để giữ được sự trang nghiêm, thanh tịnh nơi thờ cúng.

Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt Nam.

Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt Nam.

Khăn lau và chổi quét bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật thường được dùng riêng. Nước lau bàn thờ thường được dùng từ nguồn nước sạch sẽ, có người còn dùng nướ cmưa thậm chí nước nấu từ lá trầu, lá bồ đề để lau, lá gừng để bao sái bàn thờ.

Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt Nam. Đây cũng là truyền thống của mỗi gia đinh, chính vì thế việc chăm chút, cách bày bàn thờ ngày Tết cũng rất quan trọng. 

Post a Comment

Previous Post Next Post