Suy nghiệm về nghiệp duyên

Khi đang bị nghiệp chi phối, dù bạn có vùng vẫy muốn thoát ra nỗi khổ đó cũng khó mà thoát được. Chỉ trừ khi bạn biết tu tập, thấu đạt lý nhân quả nghiệp báo, tự mình quán chiếu rồi công phu tu niệm và sám hối thường xuyên thì mới mong xoay chuyển được nghiệp quả.

1. Khi giữa bạn và một người có nhân duyên thì mới gặp nhau, nhưng ở lại bên nhau lâu hay mau còn tuỳ thuộc vào nghiệp.

+ Nếu người đối xử tốt, lo lắng và yêu thương bạn nhiều, chứng tỏ họ đã nợ bạn ân tình trong kiếp nào đó.

+ Nhưng nếu bạn yêu họ nhiều và luôn quan tâm họ nhưng họ vẫn làm khổ bạn hết lần này đến lần khác thì đó là vì kiếp xưa bạn đã vay ân tình của họ nên kiếp này khi đủ Duyên, bạn phải trả lại nợ xưa.

2. Trong nghiệp duyên hay hàm chứa oán nhiều hơn là ân, gặp nhau là để trả nghiệp cho nhau.

+ Khi nghiệp lực chiêu cảm, bạn thấy người bạn yêu như là cả thế giới của bạn, thậm chí họ quan trọng còn hơn cả cuộc đời của bạn. Bởi vậy mới có rất nhiều người sẵn sàng chết vì người mình yêu.

Biết tu tập, thấu đạt lý nhân quả nghiệp báo, tự mình quán chiếu rồi công phu tu niệm và sám hối thường xuyên thì mới mong xoay chuyển được nghiệp quả.

+ Dù họ đối xử với bạn ra sao bạn cũng chấp nhận, dù họ xấu-đẹp gì thì trong mắt bạn họ vẫn là người đẹp nhất, không ai thay thế được.

+ Dù họ có làm khổ bạn bao nhiêu bạn cũng không thể rời xa họ, chính bạn cũng không hiểu tại sao và không thể nào thoát ra được cho đến khi bạn trả xong nghiệp thì cảm thấy lòng mình nguội lạnh với đối tượng kia một cách không ngờ.

3. Khi đang bị nghiệp chi phối, dù bạn có vùng vẫy muốn thoát ra nỗi khổ đó cũng khó mà thoát được. Chỉ trừ khi bạn biết tu tập, thấu đạt lý nhân quả nghiệp báo, tự mình quán chiếu rồi công phu tu niệm và sám hối thường xuyên thì mới mong xoay chuyển được nghiệp quả.

Trả ai cái kiếp luân hồi

Về nơi cố quận mà ngồi thong dong

Trả luôn mấy bận lưng còng

Gá thân, rồi tự đèo bồng nghiệp duyên

Trả bao tâm thức đảo điên

Theo con sóng biển tan miền đại dương

Trả tình mấy bận tơ vương

Giã từ quán trọ mù sương.. Ta về!

Như Nhiên
Theo: Phật Giáo Việt Nam

Post a Comment

Previous Post Next Post