Bóng đè có phải là MA không?

Bóng đè là hiện tượng khá phổ biến đối với các thanh thiếu niên có độ tuổi từ 20 - 30 tuổi. Vậy bóng đè là gì? Bóng đè có phải do MA đè? Các phòng tránh bị bóng đè?

Bóng đè là gì? 

Bóng đè là trường hợp người ta cảm thấy ngột ngạt khó thở, tức ngực, tê cứng tay chân không cử động được, lo âu sợ hãi, nhìn thấy những điều kinh hoàng gây nên sợ hãi làm cho người ta tỉnh giấc khi đang ngủ.

They y học thì bóng đè còn được gọi là chứng liệt do ngủ (sleep paralysis) xảy ra ngay trước khi ngủ hay ngay khi thức giấc. Khi bị bóng đè người bệnh cảm thấy bị liệt toàn thân, tỉnh táo mà không thể cử động được chân tay, giống như mình bị ma quỷ đè vậy. Có thể nghe hoặc nhìn thấy ảo giác ghê sợ

Bóng đè có nguy hiểm không? 

Trừ khi bệnh nặng, nói chung bóng đè không được xem là bệnh lý cần điều trị, chỉ cần giảm bớt stress và ngủ đủ giấc.

Bóng đè không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể gây lo lắng. Bên cạnh đó, hiện tượng này có thể xảy ra cùng với các rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như chứng ngủ rũ (narcolepsy). Bóng đè có thể bắt đầu trong thời niên thiếu và có thể trở nên thường xuyên trong những năm 20 và 30 tuổi.

Dấu hiệu, triệu chứng của bóng đè như thế nào

  • - Hiện tượng bóng đè có thể xuất hiện chỉ 1 lần hoặc thường xuyên, thậm chí nhiều lần trong 1 đêm.
  • - Bóng đè thường xuất hiện khi bạn sắp thức giấc hoặc  xuất hiện ngay khi bạn vừa mới ngủ.
  • - Không có khả năng di chuyển cơ thể khi ngủ hoặc khi thức dậy, kéo dài trong vài giây hoặc vài phút
  • - Tỉnh táo nhưng không thể nói trong khi bị bóng đè
  • - Có ảo giác và cảm giác sợ hãi
  • - Cảm thấy áp lực lên ngực
  • - Khó thở
  • - Cảm giác như cái chết đang đến gần
  • - Đổ mồ hôi, đau đầu, đau cơ và hoang tưởng
  • - Sau khi trải qua một lần bị bóng đè, bạn có thể cảm thấy rất buồn và lo lắng

Nguyên nhân bị bóng đè?  

1. Do sự suy nghĩ, hay bị ám ảnh quá nhiều

Sự ám ảnh này có thể đến từ những gì mình tiếp xúc như lời người ta kể chuyện, đọc xem phim ảnh truyện. Vô tình tâm trí đã vướng mắc những chấp niệm bất thiện ấy khiến cho lúc ngủ thì nó tái hiện lại những điều nó thường nghĩ. Việc tái hiện này, có thể sẽ giúp người ta giải phóng nó hoàn toàn khỏi tâm trí, hoặc là khắc sâu hơn trong tâm trí tùy theo độ nhớ chi tiết lúc ngột ngạt khó thở và tỉnh dậy.

2. Khi ngủ lỡ đụng chạm thứ gì đó, bị đè lên người

Vd như là ngủ chung người khác bị người ta gác đầu, tay, chân, hay ôm. Hoặc là bị thú cưng trong nhà, mền, gối, vật dụng đè lên tay chân, mặt, ngực khiến cho có cảm giác ngột ngạt khó thở.

3. Chấn thương tâm lý

Tiến sĩ Clete Kushida ở Trung tâm Y tế Sleep Stanford ở Redwood, California (Hoa Kỳ) cho rằng ngoài rối loạn trong chu kỳ giấc ngủ, hiện tượng bóng đè cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh tâm thần. Trường hợp này những người bị chấn thương tâm lý hay bị trầm cảm cũng thường ghi nhận tần suất bị bóng đè khá cao.

Ngoài ra, hiện tượng bị bóng đè cũng thường xuất phát từ căng thẳng tâm lý hay áp lực từ công việc. Thói quen sử dụng nhiều đồ uống có cồn hay thói quen hút thuốc lá cũng nhiều khả năng khiến bạn gặp phải ảo giác khi ngủ và gây hiện tượng bóng đè.

4. Thực sự có âm linh tương tác

Trường hợp này họ muốn ám nhập mượn xác, muốn thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lí khi họ chỉ còn là sự tồn tại của ý niệm mà không có thân xác đẻ thỏa mãn, hoặc là muốn tiếp xúc để thông linh những cảm xúc ham muốn của người bị đè.

Việc này xảy ra khi tinh thần người bị đè rơi vào trạng thái bị trì trệ yếu đuối, chán nản, lo lắng phiền muộn, quá mệt mỏi do làm việc, sinh hoạt sống thường nhật, tạm gọi chung là tinh thần yếu, yếu thần, nhẹ vía. Hoặc là chính người bị đè đang có những ý niệm ham muốn các việc tiếp xúc thể xác để thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, do có cảm nên có ứng, từ đó mà bạn âm linh dễ dàng tương tác được.

Bóng đè có phải là ma đè không? 

Như đã nói ở trên, không phải tất cả những trường hợp bóng đè đều liên quan đến tâm linh. Không phải 100% trường hợp bị bóng đè là do ma tác động. Bên cạnh đó, dân gian thường cho rằng chỉ những người yếu bóng vía mới hay bị bóng đè. Tuy nhiên, khoa học đã ghi nhận thấy có khoảng 4/10 người sẽ trải qua hiện tượng bóng đè. Tình trạng này thường phổ biến hơn ở những người đang trong độ tuổi thanh thiếu niên. Hiện tượng bóng đè có thể di truyền trong gia đình. 

Nếu cơ thể gặp những vấn đề này trước khi bị bóng đè thì có thể khẳng định tính trạng bóng đè của bạn không hề liên quan đến ma quỷ.  

  • Chứng ngủ rũ
  • Tình trạng thiếu ngủ
  • Rối loạn lưỡng cực
  • Chân bị chuột rút về đêm 
  • Lạm dụng chất gây nghiện
  • Căng thẳng thường xuyên
  • Giờ giấc ngủ thay đổi liên tục
  • Tác dụng của thuốc điều trị (như thuốc trị rối loạn tăng động giảm chú ý)

 Tuy nhiên, trong trường hợp sức khoẻ & thể chất bình thường, không mệt mỏi căng thẳng, không thiếu ngủ, không có bất kỳ vấn đề gì mà vẫn bị bóng đè liên tục thì lúc đó có thể nghĩ đến nguyên nhân do tâm linh. 

Cách trở lại trạng thái bình thường khi bị bóng đè 

Khi bị bóng đè, bạn hẳn sẽ thấy vô cùng sợ hãi và hoang mang. Khi ấy, hãy nhớ đến một vài lưu ý sau để nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường.

  • Tập trung vào hơi thở: Khi bị bóng đè mà bạn càng hoảng loạn thì sẽ càng làm tăng áp lực lên ngực, khiến việc giữ hơi thở đều trở nên khó khăn hơn. Thế nên, bạn cần tập trung vào hơi thở để giữ bình tĩnh cho đến khi tình trạng này kết thúc. 
  • Chuyển động nhẹ: Các cử động nhỏ như nắm hờ bàn tay hay co ngón chân sẽ không quá khó khăn. Bạn cũng hãy cố gắng cử động cơ mặt bằng cách nhăn mặt, mím môi để nhanh thoát khỏi cảm giác bóng đè. 
  • Cố nói chuyện: Có thể lúc bị bóng đè, cổ họng bạn đã tê cứng nhưng hãy cố gắng tập trung hết sức để nói ra một điều gì đó. Nếu không, hãy cố ho khan như một cách để tự đánh thức cơ thể. 
  • Giữ nguyên tư thế: Khi bạn có cảm giác bị ai đó đè xuống, việc cố chống cự lại sẽ không hiệu quả. Thay vào đó, bạn nên thả lỏng và tự trấn tĩnh bản thân bằng cách tự nhủ rằng: “Mọi chuyện sẽ nhanh qua thôi”.

Cách khắc phục và tránh bị bóng đè? 

Đa số trường hợp bị bóng đè sẽ tự khỏi và không cần phải tìm cách điều trị. Tuy nhiên, có một số lưu ý mà các bạn cần quan tâm để phòng tránh hiện tượng bóng đè như sau:

  • Giữ tâm ý trong sạch, không nghĩ bậy bạ những chuyện ham muốn nhục dục.
  • Khi ngủ cần nằm thoải mái, tránh việc bị các đồ vật đè lên người
  • Trước khi ngủ nên làm việc quán chiếu thân tâm, lời nói và hành động, ý niệm của mình mỗi ngày. Cái gì tốt thì phát huy, cái gì xấu thì quyết từ bỏ.
  • Không xem các bộ phim, ảnh, truyện kinh dị, có ma quỷ xuất hiện ám nhập dễ gây ám ảnh rồi tự mình hù chính mình.

Ngủ bị bóng đè sẽ không còn là nỗi sợ hãi nếu bạn hiểu rõ về hiện tượng này và biết rõ cách xử trí khi tình huống này xảy ra. Hãy luôn đảm bảo giờ giấc sinh hoạt thức – ngủ hợp lý để tránh được những nguy cơ khác liên quan đến giấc ngủ bạn nhé.

Nguồn: Tamlinh.org

Post a Comment

Previous Post Next Post